Chúng ta thường nghe trên mạng xã hội những lời mời gọi về “lướt sóng bất động sản” – mua nhanh, bán nhanh, lợi nhuận trong vài tháng. Nhưng thực tế, không phải ai cũng có thể chơi được cuộc chơi này, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Đất nền – Không dành cho người muốn “lướt sóng”
Theo thông tin được ông Nguyễn Quốc Anh , phó tổng giám đốc Batdongsan chia sẻ tại hội nghị bất động sản Việt Nam , có tới 86% nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam mua để lướt sóng, trong đó 15% giữ dưới 3 tháng, 35% giữ từ 3–6 tháng, 36% giữ dưới 1 năm và chỉ 14% nắm giữ lâu dài. Trong khi đó, tại châu Âu, nhà đầu tư thường giữ bất động sản từ 3–10 năm mới bán ra, và chỉ dưới 7% giao dịch diễn ra trước 3 năm.
Theo tờ VNEXPRESS, một ví dụ điển hình là câu chuyện của chị Loan (Long Biên, Hà Nội), người từng thành công khi lướt sóng đất nền trong giai đoạn 2019–2021. Nhưng đến năm 2022, chị đã “ngấm đòn”. Hiện chị sở hữu ba sổ đỏ, nhưng đang đối mặt với khoản nợ ngân hàng hơn 1 tỷ đồng sắp đến hạn. Dù đã nhờ môi giới bán hai lô đất suốt hai tháng qua, vẫn không có người mua. Chị đứng trước nguy cơ phải bán lỗ hoặc trả lãi ngân hàng trong vô vọng.
Câu chuyện của chị Loan không phải cá biệt. Khi thị trường chậm lại, thanh khoản thấp, người đầu tư ngắn hạn dễ bị kẹt vốn, thậm chí phải bán lỗ để thoát hàng.
Đất nền tăng giá theo chu kỳ – không chạy theo “trend”
Khác với những sản phẩm bất động sản “hot” chỉ tăng giá theo xu hướng ngắn hạn, đất nền thường tăng giá theo chu kỳ phát triển thực tế của khu vực — bao gồm các yếu tố như hạ tầng được hoàn thiện, dân cư tăng lên, quy hoạch rõ ràng và hệ thống tiện ích đầy đủ.
Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha cho thấy, giá trị đất tăng theo mô hình tăng trưởng hàm mũ. Ở những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng giá khá chậm. Nhưng khi đất bắt đầu được đô thị hóa — với hạ tầng, đường sá và tiện ích được đầu tư hoàn chỉnh — thì giá trị đất bắt đầu tăng nhanh và đạt đỉnh khi dự án hoàn tất.
Nguyên lý này đúng ở hầu hết các thị trường: vị trí và mức độ sẵn sàng để khai thác là yếu tố then chốt. Đất nằm gần trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, trục giao thông lớn hoặc có sẵn tiện ích (nước, điện, thoát nước) thường có giá trị cao hơn. Những vị trí này mang lại sự thuận tiện, dễ tiếp cận và khả năng phát triển ngay.
Ngược lại, những khu đất xa trung tâm hoặc chưa có hạ tầng sẽ cần thời gian để khu vực xung quanh phát triển, khiến chúng khó sang nhượng nhanh chóng và không phù hợp với kiểu đầu tư “lướt sóng”. Tuy nhiên, những nhà đầu tư kiên nhẫn giữ đất từ 3–5 năm thường sẽ thấy tài sản tăng giá ổn định và bền vững, đặc biệt tại các tỉnh có tiềm năng phát triển như Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh…
Giá trị của đất là kết quả của sự phát triển thật, không phải là sản phẩm của kỳ vọng hay tin đồn. Khác với những thị trường biến động mạnh, quá trình tăng giá đất nền diễn ra theo các bước rõ ràng: từ quy hoạch, đầu tư hạ tầng, đến hình thành cộng đồng dân cư. Và chính mỗi bước đi cụ thể đó lại giúp giá trị đất tích lũy dần theo thời gian – dành cho người đầu tư có tầm nhìn và sự kiên nhẫn, chứ không phải những ai chỉ chạy theo lợi nhuận ngắn hạn.
Đất nền là tài sản tích lũy – không phải tiêu sản
Không giống căn hộ chung cư phải chịu phí quản lý, bảo trì hay khấu hao theo thời gian, đất nền có pháp lý rõ ràng gần như không cần chi phí duy trì. Một khi đã sở hữu, bạn có thể giữ lâu dài mà không sợ mất giá trị.
Với người Việt, đất không chỉ là một tài sản – mà là biểu tượng của sự ổn định, an cư và truyền đời. Có thể không sinh lời nhanh, nhưng là tài sản để dành, xây nhà hoặc để lại cho con cháu, không "mất giá trị" như các khoản tiêu sản khác.
Như các chuyên gia chia sẻ, sở hữu đất nền sạch – pháp lý rõ ràng – hạ tầng hoàn thiện, không chỉ là bạn “mua” một mảnh đất, mà còn “mua” được sự an tâm. Đó là tự do trong lựa chọn thời điểm đầu tư, tự do trong xây dựng tổ ấm, và tự do trong việc truyền lại tài sản cho thế hệ sau.